Nhận diện những âm mưu chống phá tổ chức Công đoàn�
Không chỉ xuyên tạc, phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cũng ra sức đưa ra những thông tin méo mó, xuyên tạc về hình ảnh Công đoàn.
Về vai trò của tổ chức Công đoàn, các thế lực phản động xuyên tạc trắng trợn rằng, Công đoàn hiện nay không còn phát huy vai trò là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động; hoạt động của tổ chức Công đoàn ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mang tính hình thức, không dám đấu tranh với lãnh đạo doanh nghiệp, với ông chủ; họ cũng chỉ là người làm thuê và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động và thậm chí, có thể bị sa thải nếu làm trái ý chủ doanh nghiệp (?!)...
Những luận điệu sai trái và xuyên tạc được chúng gieo rắc như: Công đoàn Việt Nam chỉ là bù nhìn; tổ chức Công đoàn Việt Nam không phải là để đại diện quyền lợi công nhân, mà là để theo dõi công nhân rồi đàn áp họ…
Đồng thời kích động, lôi kéo tham gia vào các hoạt động trái pháp luật và các cuộc tranh cãi, bày tỏ ý kiến, chia sẻ vụ việc, vấn đề cá nhân lên không gian mạng.
Đặc biệt, trong dịp Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, triệt để lợi dụng chủ trương lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội, chúng tấn công vào các vấn đề liên quan đến tài chính công đoàn; công khai, dân chủ trong hoạt động công đoàn…
Những hoạt động của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị gây chia rẽ, phân hóa giai cấp công nhân. Các thế lực thù địch cũng tiến hành nhiều phương thức tiếp cận để lôi kéo, liên kết, hợp tác để từng bước chuyển hóa, sử dụng thế lực phản động ngoài nước câu kết với nhóm phản động và những kẻ cơ hội trong nước để chống phá.
Sự thật là, qua quá trình hoạt động với bề dày truyền thống 95 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã và đang phát huy vai trò, sứ mệnh của mình, là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Thực tế đã chứng minh, không có tổ chức nào ngoài Công đoàn xứng đáng là đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.
Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được cụ thể hóa trong Luật Công đoàn Việt Nam.
Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - đã khẳng định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, quy mô của Công đoàn Việt Nam ngày càng được mở rộng, chất lượng nhiều mặt công tác được nâng lên, đã chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, có sức lan tỏa, được đoàn viên, người lao động, cấp ủy, chính quyền và người sử dụng lao động ghi nhận… đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước.
Gần nhất, trong nhiệm kỳ vừa qua (2018-2023), như Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khẳng định: “Các cấp Công đoàn đã chủ động, tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động công đoàn; phát hiện, đề xuất nhiều kiến nghị, góp ý xây dựng luật để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người lao động. Vai trò của Công đoàn trong việc tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp tiếp tục được khẳng định…”.
Thông qua nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, tổ chức Công đoàn giúp cho công nhân hiểu biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất và công tác; thi đua giỏi việc nước, đảm việc nhà, lao động sáng tạo; đồng thời, tuyên truyền trong công nhân, viên chức, người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, người lao động để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước nghiên cứu, giải quyết;
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, về tổ chức Công đoàn trong công nhân, viên chức, người lao động và người sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài…
Nhận diện những âm mưu chống phá tổ chức Công đoàn�
Reviewed by benpha
on
10:29
Rating:
Không có nhận xét nào: