INTERNET VỚI TRẺ EM – CON DAO 2 LƯỠI
Trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đã được tiếp cận với internet từ rất sớm. Bên cạnh những lợi ích mà Internet mang lại như việc trẻ em sử dụng và tiếp nhận internet giống như môi trường giao tiếp cuộc sống của mình, đó là cách thức trẻ tiếp xúc với thế giới, liên lạc với bạn bè, học tập, các trò chơi giải trí và thậm chí với các thành viên trong gia đình thì những rủi ro tiềm ẩn trẻ em phải đối diện trên internet bao gồm có sự riêng tư và thông tin cá nhân của trẻ em; văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, mại dâm trẻ em và buôn bán trẻ em và bắt nạt trực tuyến; trẻ em tiếp cận những nội dung có hại qua công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng quá mức và nghiện.
Chính vì thế việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng là điều hết sức cần thiết và đặc biệt quan trong đối với các bậc phụ huynh. Vậy phải làm thế nào để có thể bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng?
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà cho đến nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia đang hướng tới là trang bị cho trẻ em nhận thức về các nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng, kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng. Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng, thầy cô, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ trang bị cho trẻ những kiến thức căn bản khi tham gia môi trường mạng.
Bên cạnh đó, nhằm góp phần bảo đảm bảo an toàn cho trẻ trên không gian mạng, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng đã đưa ra một số khuyến nghị về vấn đề này:
Cụ thể, những mẹo công nghệ giúp cha mẹ bảo vệ trẻ trên môi trường mạng: Cài đặt chế độ kiểm soát của cha mẹ; Bật tính năng Tìm kiếm An toàn trên trình duyệt; Cài đặt bảo mật riêng tư nghiêm ngặt trên các ứng dụng và trò chơi trực tuyến; Che/tắt webcam khi không sử dụng.
Tạo lập thói quen trực tuyến và an toàn: Khuyến khích trẻ tham gia xây dựng các quy định trong gia đình về sử dụng thiết bị lành mạnh; Hướng dẫn trẻ cách giữ kín thông tin cá nhân; Tạo lập các khoảng không gian, thời gian không có thiết bị trong nhà (ăn, ngủ, chơi, học); Nhắc nhở trẻ rằng những gì đăng tải lên môi trường mạng sẽ không thể thu hồi (tin nhắn, hình ảnh và video).
Dành thời gian với trẻ trên mạng: Cùng trẻ khám phá các trang web, trang mạng xã hội, trò chơi và ứng dụng; Nói chuyện với trẻ đặc biệt trẻ lứa tuổi “teen” về cách báo cáo những nội dung không phù hợp.
Việc giao tiếp cởi mở với con sẽ góp phần giúp trẻ an toàn: Nói với con rằng nếu con có trải nghiệm trên mạng khó chịu, không thoải mái hoặc sợ hãi… thì có thể nói chuyện với bố mẹ; Chú ý đến các dấu hiệu phiền muộn ở trẻ, đặc biệt các biểu hiện như thu mình, buồn bã, giữ bí mật, bị ám ảnh bởi các hoạt động trực tuyến; Tạo mối quan hệ tin cậy và giao tiếp cởi mở với trẻ thông qua hỗ trợ và động viên, khích lệ. Mỗi đứa trẻ là duy nhất và giao tiếp theo những cách khác nhau, vì vậy cần điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm riêng của con mình.
INTERNET VỚI TRẺ EM – CON DAO 2 LƯỠI
Reviewed by benpha
on
18:34
Rating:
Không có nhận xét nào: