LẠI LÀ CHUYỆN ĐỨC VĂN
Vài lời thông não cho Trần Văn Đức - Kẻ lừa dối dư luận hơn 10 năm qua về tấm ảnh “Anh che đạn cho em ở Sơn Mỹ”
----//---
Không biết phóng viên nào của VnExpress hỏi Trần Văn Đức điều gì mà ngày 7/1/2020, Trần Văn Đức có 1 bài với tựa đề “TÂM SỰ CÙNG PHÓNG VIÊN VnExpress” trên facebook của ông ta, nội dung như sau:
“Chú đưa cháu 1 ví dụ
“ Đây là 1 bài trong khá nhiều bài họ sử dụng nhiều chi tiết vô lý để phản bác
“ Thực tế trong thời gian hoạt động, cha chú ở tù đến 3 lần
“ - 2 lần trong đất liền
“ - 1 lần ngoài đảo
“ Và chú chưa bao giờ nói: Cha chú ở tù ngoài Côn Đảo thời gian từ năm 1957 – 1958
“ Hơn nữa quê cha chú ở Tịnh Long, tại sao họ hỏi Tù yêu nước Tịnh Khê
“ Họ cứ đưa thông tin phi lý để đánh quả mù”
--------
Xin thưa với ông Trần Văn Đức, 10 năm qua ông đã dùng cái hồi ký “Mỹ Lai và những đứa trẻ mồ côi” của mình với những lời xảo biện để lôi kéo nhiều phóng viên báo chí về phía mình. Ông đã khóc thê lương trước ống quay của phóng viên, ông đã lấy đi bao nước mắt của những người đã từng xem truyền hình VTV8, và nhiều người đã từng đọc các bài viết về ông được đăng trên báo. Thời gian gần đây, người Tịnh Khê nói riêng và người Quảng Ngãi nói chung chịu không nổi sự dối trá, xảo biện của ông, vì thế, họ đã lên tiếng. Đến giờ khi bị dân Quảng Ngãi bóc mẽ mà ông vẫn thói nào tật nấy. Ông dám nói các bài viết bóc mẽ ông “đưa thông tin phi lý để đánh quả mù”.
Thôi thì nhân đây, để thông não cho ông Trần Văn Đức và xin trả lời với phóng viên nào đó của VnExpress để làm sáng tỏ những điều mà ông Đức cho là “phi lý” trong cái Đơn đề nghị kiểm chứng thông tin của Hội tù yêu nước xã Tịnh Khê.
* Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress: “Đây là 1 bài trong khá nhiều bài họ sử dụng nhiều chi tiết vô lý để phản bác”. Thế tôi xin mời ông chỉ ra các chi tiết vô lý để bạn đọc biết ai là người nói thật và ai là kẻ nói láo. Còn tôi xin tiếp tục chỉ ra những chi tiết cho mọi người biết ông Đức dối trá như thế nào.
1. Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress: “ Thực tế trong thời gian hoạt động, cha chú ở tù đến 3 lần
- 2 lần trong đất liền
- 1 lần ngoài đảo”.
Vậy xin mời ông Đức đưa ra bằng chứng cha ông đi tù 2 lần trong đất liền và 1 lần ở Côn Đảo để mọi người xem đi. Người ta nói ông nói láo là có cơ sở, vì trong lý lịch đảng viên của em gái ông: Cô giáo Trần Thị Thu Hà không hề khai cha đi tù cho dù chỉ 1 ngày. Ông có biết rằng em gái ông khai lý lịch xin vào Đảng Cộng sản Việt Nam thì phải khai chính xác về hoàn cảnh gia đình và sau đó tổ chức Đảng nơi em gái ông xin vào Đảng đã cử cán bộ về địa phương để xác minh lý lịch. Theo đó, cấp ủy chi bộ Đảng nơi quê cha, quê mẹ của em gái ông tổ chức cuộc họp để xác minh lý lịch 3 đời nhà ông đấy. Tìm đỏ mắt trong cuốn lý lịch xin vào Đảng của em gái ông, không hề thấy 1 dòng chữ nào khai cha ông bị địch bắt chứ đừng nói đến chuyện đi tù 3 lần.
2. Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress :
“ Và chú chưa bao giờ nói: cha chú ở tù ngoài Côn Đảo thời gian từ năm 1957 – 1958”
Đúng là ông Đức chưa từng nói cha ông đi tù ở Côn đảo thời gian từ năm 1957 – 1958, nhưng đoạn đầu của Hồi ký “Mỹ Lai và những đứa trẻ mồ côi” ông viết như sau: ….”Đầu năm 1959 gia đình tôi chuyển vùng từ Sơn Hội xuống Sơn Mỹ để làm ăn sinh sống. Vì sau khi ba tôi ở tù côn đảo về, cuộc sống của gia đình ở Sơn Hội gặp nhiều khó khăn, chính quyền luôn dòm ngó và nhiều lần bắt xuống hội đồng xã để tra khảo”…
Có phải đoạn văn trên ý ông nói rằng: Ba của ông ở tù Côn Đảo trước năm 1959 không? Chính vì thế mà Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi đã tra cứu danh sách các tù chính trị bị chế độ ngụy quyền Sài Gòn bắt đi đày Côn Đảo trước năm 1959 và họ tìm không hề có ai tên Trần Quý.
Nhân đây xin thông não cho ông một vài chi tiết về tù chính trị câu lưu Côn Đảo: Sau khi phản bội Hiệp định Giơ ne vơ, Pháp bàn giao nhà tù Côn Đảo cho chính quyền ngụy Sài Gòn, lúc này chúng để lại 674 người tù thường phạm. Tháng 1/1957, ngụy quyền Sài Gòn cho thanh lọc số tù chính trị “ngoan cố nhất”, đưa ra an trí ở Côn Đảo. Phần lớn các tù chính trị trong thời kỳ này là tù không có án tiết, được gọi là “tù chính trị câu lưu”. Ở Quảng Ngãi, số tù chính trị đầu tiên bị chế độ ngụy quyền Sài Gòn đưa ra Côn Đảo là vào ngày 17/5/1957, trong danh sách khi đó có 200 người, nhưng khi lên tàu đi đày ra đảo chỉ có 199 người. Sau đó đến cuối năm 1958 thì chính quyền ngụy Sài Gòn có đưa 1 số tù nhân chính trị trở về đất liền. Vì thế, các bác ở Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi đã phân lọc giai đoạn 1957-1958 để tra cứu tìm xem có ai tên Trần Quý không. Và họ đã đi đến kết luận: "Chúng tôi khẳng định ông Quý không có ở tù Côn Đảo, giai đoạn 1957-1958, theo danh sách quản lý của Hội và sự hiểu biết trực tiếp của chúng tôi” .
Xin mời Trần Văn Đức khi nào về Quảng Ngãi ghé Hội tù Yêu nước tỉnh Quảng Ngãi để tra cứu thực hư xem có tên cha mình đã từng bị địch bắt đi tù hay không. Và hãy tìm gặp ông Lê Quang Ba - Chủ tịch Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi. Ông Lê Quang Ba và các chú trong Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi, cùng Hội Tù yêu nước xã Tịnh Khê, Tịnh Long sẵn sàng đối chất với ông Đức đó. Nhân đây thông tin cho ông Đức biết luôn: Ông Lê Quang Ba - Chủ tịch Hội Tù Yêu nước tỉnh Quảng Ngãi là người bị chính quyền ngụy Sài Gòn bắt đi trong chuyến tàu đầu tiên đưa tù Quảng Ngãi ra Côn Đảo vào ngày 17/5/1957 và ông bị chúng giam cầm mãi đến năm 1973 khi Hiệp định Pari ký kết ông mới trao trả về đất liền. Ông Lê Quang Ba rất rõ về các tù nhân yêu nước là người Quảng Ngãi bị đày đi Côn Đảo.
3. Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress:
“ Hơn nữa quê cha chú ở Tịnh Long, tại sao họ hỏi Tù yêu nước Tịnh Khê
“ Họ cứ đưa thông tin phi lý để đánh quả mù”
Rất mừng là sau khi đọc hàng loạt bài bóc mẽ, giờ đây Trần Văn Đức đã cúi nhận Tịnh Long là quê cha. Bởi vì chúng tôi tìm hoài trong hồi ký “Mỹ lai và những đứa trẻ mồ côi” cùng nhiều bài viết của ông chỉ thấy ông nói Tịnh Long là quê ngoại, tìm không có đoạn nào ông nói Tịnh Long là quê nội, mà chỉ thấy ông toàn nhận “Tịnh Khê quê hương tôi đáng yêu sao” và tả từng chi tiết về bờ tre, khóm lúa, bụi mình tinh, hồ nuôi tôm, nuôi cá, cánh đồng muối, bãi cát chạy dài… Nên Hội tù yêu nước Tịnh Khê họ phải lên tiếng chứ sao. Giờ ông muốn Hội Tù yêu nước Tịnh Long lên tiếng phản bác ông không?
Tóm lại: Xin mời ông chứng minh cho mọi người xem “những điều phí lý” mà lâu nay cộng đồng mạng Quảng Ngãi đã đưa ra để rõ thực hư. Còn nếu không có chứng cứ thì ông nên im hơi lặng tiếng để còn ngửa mặt nhìn bà con Tịnh Khê và Tịnh Long khi trở về thăm cố hương.
Tác giả: Người Thuận Yên
----//---
Không biết phóng viên nào của VnExpress hỏi Trần Văn Đức điều gì mà ngày 7/1/2020, Trần Văn Đức có 1 bài với tựa đề “TÂM SỰ CÙNG PHÓNG VIÊN VnExpress” trên facebook của ông ta, nội dung như sau:
“Chú đưa cháu 1 ví dụ
“ Đây là 1 bài trong khá nhiều bài họ sử dụng nhiều chi tiết vô lý để phản bác
“ Thực tế trong thời gian hoạt động, cha chú ở tù đến 3 lần
“ - 2 lần trong đất liền
“ - 1 lần ngoài đảo
“ Và chú chưa bao giờ nói: Cha chú ở tù ngoài Côn Đảo thời gian từ năm 1957 – 1958
“ Hơn nữa quê cha chú ở Tịnh Long, tại sao họ hỏi Tù yêu nước Tịnh Khê
“ Họ cứ đưa thông tin phi lý để đánh quả mù”
--------
Xin thưa với ông Trần Văn Đức, 10 năm qua ông đã dùng cái hồi ký “Mỹ Lai và những đứa trẻ mồ côi” của mình với những lời xảo biện để lôi kéo nhiều phóng viên báo chí về phía mình. Ông đã khóc thê lương trước ống quay của phóng viên, ông đã lấy đi bao nước mắt của những người đã từng xem truyền hình VTV8, và nhiều người đã từng đọc các bài viết về ông được đăng trên báo. Thời gian gần đây, người Tịnh Khê nói riêng và người Quảng Ngãi nói chung chịu không nổi sự dối trá, xảo biện của ông, vì thế, họ đã lên tiếng. Đến giờ khi bị dân Quảng Ngãi bóc mẽ mà ông vẫn thói nào tật nấy. Ông dám nói các bài viết bóc mẽ ông “đưa thông tin phi lý để đánh quả mù”.
Thôi thì nhân đây, để thông não cho ông Trần Văn Đức và xin trả lời với phóng viên nào đó của VnExpress để làm sáng tỏ những điều mà ông Đức cho là “phi lý” trong cái Đơn đề nghị kiểm chứng thông tin của Hội tù yêu nước xã Tịnh Khê.
* Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress: “Đây là 1 bài trong khá nhiều bài họ sử dụng nhiều chi tiết vô lý để phản bác”. Thế tôi xin mời ông chỉ ra các chi tiết vô lý để bạn đọc biết ai là người nói thật và ai là kẻ nói láo. Còn tôi xin tiếp tục chỉ ra những chi tiết cho mọi người biết ông Đức dối trá như thế nào.
1. Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress: “ Thực tế trong thời gian hoạt động, cha chú ở tù đến 3 lần
- 2 lần trong đất liền
- 1 lần ngoài đảo”.
Vậy xin mời ông Đức đưa ra bằng chứng cha ông đi tù 2 lần trong đất liền và 1 lần ở Côn Đảo để mọi người xem đi. Người ta nói ông nói láo là có cơ sở, vì trong lý lịch đảng viên của em gái ông: Cô giáo Trần Thị Thu Hà không hề khai cha đi tù cho dù chỉ 1 ngày. Ông có biết rằng em gái ông khai lý lịch xin vào Đảng Cộng sản Việt Nam thì phải khai chính xác về hoàn cảnh gia đình và sau đó tổ chức Đảng nơi em gái ông xin vào Đảng đã cử cán bộ về địa phương để xác minh lý lịch. Theo đó, cấp ủy chi bộ Đảng nơi quê cha, quê mẹ của em gái ông tổ chức cuộc họp để xác minh lý lịch 3 đời nhà ông đấy. Tìm đỏ mắt trong cuốn lý lịch xin vào Đảng của em gái ông, không hề thấy 1 dòng chữ nào khai cha ông bị địch bắt chứ đừng nói đến chuyện đi tù 3 lần.
2. Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress :
“ Và chú chưa bao giờ nói: cha chú ở tù ngoài Côn Đảo thời gian từ năm 1957 – 1958”
Đúng là ông Đức chưa từng nói cha ông đi tù ở Côn đảo thời gian từ năm 1957 – 1958, nhưng đoạn đầu của Hồi ký “Mỹ Lai và những đứa trẻ mồ côi” ông viết như sau: ….”Đầu năm 1959 gia đình tôi chuyển vùng từ Sơn Hội xuống Sơn Mỹ để làm ăn sinh sống. Vì sau khi ba tôi ở tù côn đảo về, cuộc sống của gia đình ở Sơn Hội gặp nhiều khó khăn, chính quyền luôn dòm ngó và nhiều lần bắt xuống hội đồng xã để tra khảo”…
Có phải đoạn văn trên ý ông nói rằng: Ba của ông ở tù Côn Đảo trước năm 1959 không? Chính vì thế mà Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi đã tra cứu danh sách các tù chính trị bị chế độ ngụy quyền Sài Gòn bắt đi đày Côn Đảo trước năm 1959 và họ tìm không hề có ai tên Trần Quý.
Nhân đây xin thông não cho ông một vài chi tiết về tù chính trị câu lưu Côn Đảo: Sau khi phản bội Hiệp định Giơ ne vơ, Pháp bàn giao nhà tù Côn Đảo cho chính quyền ngụy Sài Gòn, lúc này chúng để lại 674 người tù thường phạm. Tháng 1/1957, ngụy quyền Sài Gòn cho thanh lọc số tù chính trị “ngoan cố nhất”, đưa ra an trí ở Côn Đảo. Phần lớn các tù chính trị trong thời kỳ này là tù không có án tiết, được gọi là “tù chính trị câu lưu”. Ở Quảng Ngãi, số tù chính trị đầu tiên bị chế độ ngụy quyền Sài Gòn đưa ra Côn Đảo là vào ngày 17/5/1957, trong danh sách khi đó có 200 người, nhưng khi lên tàu đi đày ra đảo chỉ có 199 người. Sau đó đến cuối năm 1958 thì chính quyền ngụy Sài Gòn có đưa 1 số tù nhân chính trị trở về đất liền. Vì thế, các bác ở Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi đã phân lọc giai đoạn 1957-1958 để tra cứu tìm xem có ai tên Trần Quý không. Và họ đã đi đến kết luận: "Chúng tôi khẳng định ông Quý không có ở tù Côn Đảo, giai đoạn 1957-1958, theo danh sách quản lý của Hội và sự hiểu biết trực tiếp của chúng tôi” .
Xin mời Trần Văn Đức khi nào về Quảng Ngãi ghé Hội tù Yêu nước tỉnh Quảng Ngãi để tra cứu thực hư xem có tên cha mình đã từng bị địch bắt đi tù hay không. Và hãy tìm gặp ông Lê Quang Ba - Chủ tịch Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi. Ông Lê Quang Ba và các chú trong Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi, cùng Hội Tù yêu nước xã Tịnh Khê, Tịnh Long sẵn sàng đối chất với ông Đức đó. Nhân đây thông tin cho ông Đức biết luôn: Ông Lê Quang Ba - Chủ tịch Hội Tù Yêu nước tỉnh Quảng Ngãi là người bị chính quyền ngụy Sài Gòn bắt đi trong chuyến tàu đầu tiên đưa tù Quảng Ngãi ra Côn Đảo vào ngày 17/5/1957 và ông bị chúng giam cầm mãi đến năm 1973 khi Hiệp định Pari ký kết ông mới trao trả về đất liền. Ông Lê Quang Ba rất rõ về các tù nhân yêu nước là người Quảng Ngãi bị đày đi Côn Đảo.
3. Ông trần Văn Đức tâm sự với phóng viên VnExpress:
“ Hơn nữa quê cha chú ở Tịnh Long, tại sao họ hỏi Tù yêu nước Tịnh Khê
“ Họ cứ đưa thông tin phi lý để đánh quả mù”
Rất mừng là sau khi đọc hàng loạt bài bóc mẽ, giờ đây Trần Văn Đức đã cúi nhận Tịnh Long là quê cha. Bởi vì chúng tôi tìm hoài trong hồi ký “Mỹ lai và những đứa trẻ mồ côi” cùng nhiều bài viết của ông chỉ thấy ông nói Tịnh Long là quê ngoại, tìm không có đoạn nào ông nói Tịnh Long là quê nội, mà chỉ thấy ông toàn nhận “Tịnh Khê quê hương tôi đáng yêu sao” và tả từng chi tiết về bờ tre, khóm lúa, bụi mình tinh, hồ nuôi tôm, nuôi cá, cánh đồng muối, bãi cát chạy dài… Nên Hội tù yêu nước Tịnh Khê họ phải lên tiếng chứ sao. Giờ ông muốn Hội Tù yêu nước Tịnh Long lên tiếng phản bác ông không?
Tóm lại: Xin mời ông chứng minh cho mọi người xem “những điều phí lý” mà lâu nay cộng đồng mạng Quảng Ngãi đã đưa ra để rõ thực hư. Còn nếu không có chứng cứ thì ông nên im hơi lặng tiếng để còn ngửa mặt nhìn bà con Tịnh Khê và Tịnh Long khi trở về thăm cố hương.
Tác giả: Người Thuận Yên
LẠI LÀ CHUYỆN ĐỨC VĂN
Reviewed by benpha
on
15:36
Rating:
Không có nhận xét nào: